Thanh Hưng Group tiên phong xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn

Trong ngành sản xuất tinh bột sắn, môi trường là vấn đề hết sức quan trọng vì lĩnh vực này tạo ra nhiều nước thải chứa các chất COD, BOD gây ô nhiễm. Các nhà máy trong hệ thống Tập đoàn Thanh Hưng Group nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái xanh từ hệ thống xử lý nước thải, khẳng định vai trò tiên phong trong việc thực hiện sứ mệnh phát triển bền vững.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường
Với công suất sản xuất mỗi nhà máy tinh bột sắn đạt gần 450 tấn/ ngày, hàng ngày mỗi nhà máy sử dụng đến hàng nghìn m3 nước cho sản xuất. Nhu cầu sử dụng nước sạch để sản xuất một tấn bột khoảng 25-30 m3 và thải ra khoảng 20-38 m3 nước thải.
Quá trình sản xuất tinh bột sắn sẽ phát sinh chất thải ở cả dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong đó, nước thải là dạng gây ô nhiễm lớn nhất.

Các nhà máy trong hệ thống Tập đoàn xác định sản xuất phải luôn gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chính vì vậy, tập đoàn đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường vào quá trình sản xuất. Đồng thời, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn trên diện tích 111000 m2 với công suất 8000 m3/ ngày tại mỗi nhà máy nhằm giảm tối đa ô nhiễm do nước thải gây ra.

Hệ thống xử lý nước thải trị giá hàng chục tỷ đồng
Đặc điểm của nước thải từ các nhà máy sản xuất tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn và tính axit cao, nên quá trình xử lý khá phức tạp và chi phí cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia về môi trường, nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn phù hợp hoàn toàn để sản xuất biogas, dùng khí đốt này để đốt lò thay thế cho đốt than cấp nhiệt cho công đoạn sấy khô sản phẩm, cắt giảm được lượng dầu F0 tiêu thụ thực tế, từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Nhận thấy tính cần thiết của hệ thống xử lý nước thải, quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải được diễn ra song song với quá trình xây dựng nhà máy.

Ảnh: Hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy Lan- Xang – Thatthom – Xaysomboun

Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải của mỗi nhà máy sản xuất tinh bột sắn được xây dựng trên diện tích hơn 111000 m2 với nhiều hạng mục công trình gồm: bể lắng, hồ thu gom, hầm biogas, các hồ sinh học, hệ thống điều khiển, ống dẫn nước thải, ống dẫn khí, hệ thống trao đổi nhiệt…Trong đó các hồ và bể chứa có diện tích gần 60.000 m2, bể biogas có diện tích 485.000 m2.
Tập đoàn cũng đầu tư hệ thống chống thấm HDPE ở tất cả các hồ chứa, bể
biogas, bể lắng, bể sinh học…HDPE có khả năng chống chịu với môi trường tốt, thích ứng cao với môi trường sinh hóa; đồng thời có thể kháng tia cực tím, tia Uv và ngăn mùi hôi nước thải tràn ra ngoài.

Ảnh: Hồ nước cấp nhà máy Cassava Dragon – Viengthong – Boulikhamxay

Tận thu hệ thống khí biogas từ hệ thống xử lý nước thải để phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường
Quy trình xử lý nước thải có nhiều bước, nhưng bước quan trọng nhất diễn ra ở hầm biogas. Theo quy trình, nước thải được lưu tại hầm 25 ngày, thời gian để quá trình sinh khí CH4 đạt hiệu quả cao nhất. Lượng khí này được dùng để đốt lò thay thế cho đốt than cấp nhiệt cho công đoạn sấy khô sản phẩm, cắt giảm được lượng dầu F0 tiêu thụ thực tế, góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường.
Sau khi lấy hết lượng khí biogas, nước được dẫn qua bể sinh học, bằng phương pháp xử lý sinh học để loại bỏ triệt để lượng COD còn trong nước, đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn loại B và độ PH 7 trước khi xả ra môi trường.

Ảnh: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy Lào Việt – Laksao – Boulikhamxay

Coi nguyên tắc xanh là nguyên tắc phát triển, hệ thống các nhà máy trong Tập đoàn không chỉ nỗ lực giữ gìn và bảo vệ môi trường mà còn tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bên trong và bên ngoài các nhà máy cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong tập đoàn.